Chúng ta thường nghĩ rằng quản lý toà nhà là công việc tương đối nhàn hạ, nhưng trên thực tế đây lại là ngành nghề phải chịu nhiều áp lực cùng căng thẳng cực độ, đặc biệt là khi phải giải quyết tranh chấp hoặc xung đột với cư dân.
Trong đó ban quản lý không chỉ làm quản lý toà nhà mà còn phải kiêm thêm công việc vệ sĩ, người giảng hoà,… trăm công ngàn việc. Chưa dừng lại ở đó, đôi khi quản lý toà nhà còn trở thành nạn nhân trong các cuộc tranh cãi giữa cư dân và chủ đầu tư.
Công việc quản lý toà nhà yêu cầu những gì?
Quản lý toà nhà là một lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các dịch vụ nhằm đảm bảo tất cả mọi hoạt động của một toà nhà, bao gồm phần kỹ thuật cho đến dịch vụ chăm sóc khách hàng phải được diễn ra với chất lượng tốt nhất và an toàn nhất
Quản lý toà nhà là một công việc đòi hỏi cần phải có sự cẩn thận, chu đáo, chi tiết và trách nhiệm nghề nghiệp cao. Quản lý toà nhà bao gồm:
- Quản lý tài chính: Cần đảm bảo số tiền mà mỗi khách hàng đóng hàng tháng theo một khoản phí định kì, ban quản lý toà nhà có trách nhiệm quản lý tài chính một cách rõ ràng và minh bạch nhất, chi trả cho mọi khoảng chi phí hoạt động trong toà nhà
- Quản lý nhân sự: Mỗi toà nhà sẽ có những mảng nhân sự khác nhau để đáp ứng từng nhu cầu của chủ đầu tư và cư dân. Chính vì vậy, ban quản lý toà nhà cần giám sát các hoạt động của từng nhân viên để đảm bảo công việc được suôn sẻ và có những biện pháp xử phạt, khen thưởng xứng đáng
- Quản lý khách hàng: Ban quản lý toà nhà cần chăm sóc mọi đối tượng khách hàng bao gồm giải quyết những nhu cầu hoặc thắc mắc một cách chính xác nhất. Ban quản lý toà nhà cần phải làm mọi cách để luôn đem đến sự hài lòng và giữ chân khách hàng bằng mọi cách
- Bảo trì kỹ thuật: Trong toà nhà có rất nhiều thiết bị kỹ thuật cần phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo mọi hoạt động của toàn hệ thống được thông suốt
Nỗi khổ “Ba đầu sáu tay” của người quản lý toà nhà
Vì có rất nhiều mảng cần phải lo nên công việc vận hành và quản lý toà nhà sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi các cán bộ và nhân viên quản lý toà nhà được trang bị đầy đủ những kiến thức cùng kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao; để nhanh chóng nhận biết được những chi tiết cần sữa chữa hay đáp ứng nhu cầu cần thiết của từng khách hàng.
Ban quản lý toà nhà không phải chỉ ngồi nhìn camera theo dõi của toà nhà mà còn phải thường xuyên đi quan sát thực tế tại các tầng, các phòng để nắm rõ được tình hình sử dụng nhà của từng hộ dân. Có nghĩa là những mảng công việc nêu trên cần phải quan sát gián tiếp và trực tiếp để xử lí tại chỗ những sự cố đột xuất phát sinh và quản lý hàng trăm dân sinh sống trong toà nhà.
Tuy nhiên, cho dù toà nhà đó có dịch vụ tốt đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi sự cố bất ngờ xảy ra. Vì vậy, ban quản lý toà nhà phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ các hộ dân khi cần thiết, cần phải phối hợp, liên hệ nhanh chóng với các tổ kỹ thuật và phải theo dõi, nắm bắt hoạt động của các tổ kỹ thuật để có thể nắm rõ toàn diện tình hình hoạt động của toà nhà, điện thoại phải luôn mở 24/24
Quản lý toà nhà là nghề khá mới nhưng lại đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm khá cao. Quản lý toà nhà còn đòi hỏi người quản lý phải “ba đầu sáu tay” nắm bắt tình hình toà nhà để vận hành và quản lý toà nhà một cách suôn sẻ và chuyên nghiệp nhất, mang lại sự hài lòng tuyệt đối đến các cư dân sinh sống tại toà nhà.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ VCG
Văn Phòng Chiêu Sinh và Đào Tạo
127/2/14 Bình Lợi, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Tel: 093.40.555.61
Email: info@viendaotaovcg.com; gd@viendaotapvcg.com; giao.vcg@gmail.com
Website: viendaotaovcg.com
Instagram: @viendaotaovcg