Vận hành toà nhà được coi là một công tác có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý xây dựng và phát triển hệ thống toà nhà. Công tác này duy trì sự ổn định, an toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của toà nhà. Vậy vận hành toà nhà một cách hiệu quả, chuyên nghiệp nhất cần lưu ý những điều gì?
1. Vận hành toà nhà là gì?
Vận hành là khâu quan trọng giúp cho hệ thống toà nhà được hoạt động trơn tru, có quy trình chuyên nghiệp và hiệu quả.
Vận hành toà nhà là tập hợp công tác quản lý được xây dựng theo một quy trình chuyên nghiệp, khoa học, bao gồm các hoạt động an ninh, tài chính, hành chính nhằm đảm vận hành tốt các hệ thống kỹ thuật của toà nhà như hệ thống điều hòa không khí, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC,…
Vận hành toà nhà hiện nay được phân chia thành 2 loại:
- Vận hành toà nhà chung cư
- Vận hành toà nhà văn phòng
2. Mục đích của quản lý vận hành toà nhà
Vận hành toà nhà là khâu thiết yếu trong quá trình xây dựng, phát triển bất cứ hệ thống toà nhà nào. Quản lý vận hành toà nhà đem lại mục đích sau:
2.1 Nâng cao giá trị toà nhà
Khâu quản lý vận hành toà nhà không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo an ninh, hệ thống kỹ thuật mà còn duy trì chất lượng về cảnh quan, không gian chung của hệ thống toà nhà.
Vận hành toà nhà tốt nâng cao giá trị toà nhà bởi sự chuyên nghiệp, thẩm mỹ của toà nhà được đảm bảo, an ninh cao, giúp cho chủ đầu tư và doanh nghiệp nâng cao được uy tín với khách hàng. Từ đây, khách hàng có nhìn nhận tốt về toà nhà, doanh nghiệp.
2.2 Đảm bảo an toàn cho hệ thống toà nhà
Ngoài mục đích nâng cao giá trị toà nhà để tăng thu hút, sự uy tín đối với khách hàng, công tác quản lý vận hành toà nhà đem đến cho hệ thống toà nhà môi trường sống an toàn, lành mạnh, đảm bảo chất lượng sống tốt – sống khỏe.
Đội ngũ an ninh luôn hoạt động chuyên nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh toà nhà như quản lý hàng hoá ra vào, bảo vệ tài sản chung, quản lý khách ra vào toà nhà, xử lý sự cố an ninh,… Bên cạnh đó, đội ngũ an ninh còn hỗ trợ cư dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.
2.3 Nâng cao khả năng phòng tránh rủi ro
Hệ thống kỹ thuật của toà nhà có vô số thiết bị và máy móc khác nhau. Trong quá trình hoạt động, rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào. Khi đó, bộ phận quản lý vận hành toà nhà sẽ đảm nhận công việc kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn khắc phục để tránh xảy ra những điều không mong muốn.
Đội ngũ vận hành toà nhà có trách nhiệm lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc trong hệ thống toà nhà. Điều này gia tăng tuổi thọ, đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm được các chi phí sửa chữa khi phát sinh những vấn đề mới.
3. Quản lý vận hành toà nhà bao gồm những công việc gì?
Quản lý vận hành toà nhà phần lớn liên quan tới các công tác quản lý nhân sự, khách hàng, tài chính và bảo dưỡng bảo trì kỹ thuật thiết bị máy móc trong hệ thống toà nhà.
3.1 Quản lý nhân sự
Khi vận hành và phát triển hệ thống toà nhà, ban quản lý cần một số lượng lớn nhân sự ở mỗi vị trí khác nhau. Mỗi bộ phận nhân sự sẽ có trách nhiệm công việc, chế độ thưởng – phạt khác nhau. Quản lý nhân sự nhằm giúp ban quản lý nắm bắt cũng như theo sát tình hình của nhân sự.
Ngoài ra, ban quản lý sẽ giám sát, theo dõi được các hoạt động của nhân viên nhằm đảo bảo thực hiện được đúng yêu cầu, tính chất công việc.
3.2 Quản lý tài chính
Ở mỗi hệ thống toà nhà, cư dân thường đóng một khoản phí quản lý định kỳ theo tháng. Phí này được ban quản lý sử dụng và chi tiêu cho những khoản như tiền điện, nước sinh hoạt chung, chi phí vệ sinh các không gian chung, chi phí sửa chữa, lắp đặt tài sản chung, lương nhân viên vệ sinh và lương bảo vệ.
Nhiệm vụ này được giao lại cho ban quản lý, ban quản lý có nhiệm vụ quản lý tài chính rõ ràng, chính xác và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cư dân sống trong toà nhà.
3.3 Quản lý cư dân
Cư dân sống trong hệ thống toà nhà chính là khách hàng. Khách hàng cần được hưởng những chính sách chăm sóc, được giải quyết các vấn đề một cách rõ ràng, trọn vẹn.
Quản lý cư dân bao gồm xây dựng và thực hiện chính sách chăm sóc cư dân và giải quyết các vấn đề của họ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo uy tín, tăng mức độ hài lòng với khách hàng.
4. Quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật
- Trong mỗi hệ thống toà nhà sẽ được trang bị lắp đặt nhiều kỹ thuật, thiết bị máy móc như:
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống điện nhẹ như camera, CCTV, mạng LAN, báo cháy,…
- Hệ thống điều hòa không khí, thông gió, thay máy, máy phát điện
- Hệ thống điện nặng
- Hệ thống bơm
- Hệ thống đường ống
- Hệ thống xử lý và cấp nước sinh hoạt
- Hệ thống thiết bị vệ sinh
- …..
Mỗi hệ thống kỹ thuật hay thiết bị máy móc đều được lên kế hoạch vận hành đúng tiêu chuẩn, được bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên, được đảm bảo tình trạng vận hành bình thường 24/7. Điều này được thực hiện bởi ban quản lý toà nhà.